Nội Dung Chính [Hide]
- 1. Vai trò của nghiệp đoàn đối với thực tập sinh
- 2. Xuất khẩu lao động: những khó khăn cần tháo gỡ ?
- 3. Cảnh giác: Đừng nên đi Nhật Bản theo trào lưu
- 4. Hủy đơn hàng đi Nhật có lấy lại được tiền không?
- 5. Tuyển dụng xkld nhật bản
- 6. Những điều nên biết trước khi sang Nhật lao động
- 7. Tuyển dụng xkld nhật bản
- 8. Nghiệp đoàn là gì?
- 9. Quy trình đăng kí chương trình Thực tập sinh kỹ năng
- 10. Chia sẻ kinh nghiệm XKLĐ Nhật Bản 2020
Vai trò của nghiệp đoàn đối với thực tập sinh
Thường là ở các Doanh nghiệp ở Nhật nếu muốn tuyển dụng lao động làm việc sẽ gửi đơn đến nghiệp đoàn địa phương và mọi quá trình tuyển dụng đều thông qua nghiệp đoàn này. Nghiệp đoàn và doanh nghiệp sẽ trao đổi những tiêu chí tuyển chọn người lao động để thống nhất và gửi thông tin tuyển dụng đến các công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam.
Thông thường các bạn thực tập sinh kỹ năng sẽ đều phải thông qua nghiệp đoàn trước khi tới doanh nghiệp.
Trường hợp cán bộ doanh nghiệp được cử sang Nhật làm việc sẽ không được gọi là tu nghiệp sinh hay thực tập sinh và không phải thông qua nghiệp đoàn.
Bảo vệ quyền lợi người lao động
Vai trò chính nghiệp đoàn là bảo vệ quyền lợi của người lao động. Hàng tháng nghiệp đoàn tới thăm lao động và cũng tiếp thu những phản ánh của lao động về doanh nghiệp. Nếu các lao động có phản hồi không tốt, nghiệp đoàn sẽ giúp lao động giành lại quyền lợi từ doanh nghiệp. Trong mọi trường hợp, nghiệp đoàn luôn là đơn vị đứng giữa giải quyết các vấn đề giữa người lao động và doanh nghiệp
Quản lý người lao động
Lao động đi XKLĐ Nhật Bản theo nghiệp đoàn nào thì sẽ do nghiệp đoàn đó quản lý. Hàng tháng nghiệp đoàn sẽ cử người xuống nơi các lao động làm việc để hỏi thăm tình hình làm việc và điều kiện sống của lao động.
Phái cử người sang Việt Nam trực tiếp tổ chức thi tuyển lao động
Hầu hết các đơn hàng tuyển dụng tu nghiệp sinh, thực tập sinh thì nghiệp đoàn Nhật Bản sẽ cử cán bộ sang Việt Nam để phỏng vấn người lao động. Việc cán bộ nghiệp đoàn tới phỏng vấn cùng cán bộ doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm của nghiệp đoàn với các lao động nước ngoài.
Xuất khẩu lao động: những khó khăn cần tháo gỡ ?
Với chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cơ chế, chính sách đẩy mạnh hoạt động này. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian qua số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chưa đạt kết quả mong muốn…
Chững thị trường XKLĐ
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 doanh nghiệp được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giới thiệu về các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh để phối hợp tư vấn, tuyển lao động. Trong 6 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ đã tư vấn cho 770 lượt người có nhu cầu đi XKLĐ. Riêng Trung tâm Dịch vụ việc làm đã tư vấn cho 150 lượt người và giới thiệu 90 người có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài cho các doanh nghiệp. Toàn tỉnh có khoảng 250 lao động đã xuất cảnh; ngoài ra, có gần 20 lao động đang chờ bay, gần 30 lao động đang chờ visa. Tuy nhiên, so với kế hoạch đề ra của năm 2015 là đưa 700 lao động đi làm việc tại nước ngoài thì những con số này vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn – mới chỉ đạt 35,71% kế hoạch năm.
Nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Tại Hội nghị chuyên đề về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhiều ý kiến đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn một cách cụ thể, thiết thực như: Đối với các sở, ban ngành và đơn vị liên quan cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động trong việc làm hộ chiếu, phiếu lý lịch tư pháp và khám sức khỏe cho người lao động, thực hiện việc cho vay đúng quy trình, thủ tục, đúng đối tượng; chủ động trong việc điều tiết nguồn vốn cho vay, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người lao động được giải ngân sớm, kịp tiến độ xuất cảnh… Đối với doanh nghiệp, không nên chạy theo số lượng, tuyển lao động một cách ồ ạt, mời gọi, tư vấn “tô hồng” các đơn hàng và thị trường đi XKLĐ; chỉ tuyển người lao động thực sự có nhu cầu và đủ các điều kiện; khi thực hiện tư vấn phải tư vấn “2 chiều” (cả thuận lợi và khó khăn), đặc biệt là mức lương và công việc cụ thể, điều kiện làm việc của người lao động ở nước ngoài nhằm hạn chế tối đa tình trạng người lao động phải về nước trước hạn; phối hợp với các Trung tâm Dạy nghề của địa phương để tư vấn, tuyển lao động đã qua đào tạo nghề, tránh lãng phí nguồn lao động có tay nghề và có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nhưng không có thông tin về XKLĐ…
Từ những giải pháp tháo gỡ khó khăn được đưa ra tại Hội nghị chuyên đề, các sở, ngành, đơn vị liên quan cũng như các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ đã tích cực triển khai nhiều hoạt động. Trong đó tập trung tăng cường công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách về XKLĐ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; liên kết, giới thiệu các doanh nghiệp có uy tín xuống địa phương để tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức hội thảo, gặp gỡ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa người lao động có nhu cầu đi XKLĐ với những người đã đi XKLĐ trở về; thường xuyên tiến hành các cuộc khảo sát, kiểm tra, giám sát tình hình tư vấn, tuyển lao động của các doanh nghiệp; tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Lao động – Thương binh và Xã hội với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc phân bổ vốn, đối tượng cho vay…
BẠN CÓ NHU CẦU XKLĐ NHẬT BẢN?
Xem chi tiết: Tuyển dụng xkld nhật bản
CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN UY TÍN
HOTLINE CÁN BỘ TƯ VẤN
Mr Cường: 0981 778 776
Ms Huyền: 0948 789 234
Mr thắng : 0966 295 234
Trụ sở chính: 306/9 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình,…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam Các đơn hàng XKLĐ tập trung tại các tỉnh Nhật Bản: Tokyo, Osaka, Hokkaido – Sapporo, Chiba, Saitama, Fukui, Fukuoka, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Kyoto, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Okayama…
Tư vấn miễn phí Tuyển dụng xkld nhật bản ! Click ngay chờ chi !
Video: Những lưu ý mà những ai sắp và đang ở Nhật CẦN PHẢI BIẾT !
Cảnh giác: Đừng nên đi Nhật Bản theo trào lưu
Cách đây không lâu, tôi có đọc một bài báo mạng viết về “ Nên đi du học hay đi xuất khẩu lao động Nhật”. Bài báo đặt ra một câu hỏi mà vài năm gần đây có lẽ nhiều bạn trẻ muốn sang Nhật kiếm tiền đều cân nhắc.
Tuy nhiên việc tồn tại sự cân nhắc này cũng thể hiện một thực trang xã hội không mấy tốt đẹp , mà ở bài viết này tôi muốn phản ánh ít nhiều, cũng như gửi thông điệp đến những bạn trẻ muốn sang Nhật lập nghiệp.
1. Không nên nhầm lẫn giữa việc đi du học và việc xuất khẩu lao động.
Có khá nhiều bạn liên hệ với tôi, hỏi xem mình nên sang Nhật theo diện du học hay diện tu nghiệp sinh?
Nếu du học là đi học tập thuần tuý thì câu hỏi này rất lạ. Bởi đi học là việc bỏ tiền đầu tư cho bản thân mình để học, còn đi xuất khẩu lao động là đi làm việc. Hai lựa chọn này ít liên quan đến nhau. Tuy nhiên, thực tế vài năm gần đây nói lên một điều khác.
Khoảng 5 năm gần đây, khi chính phủ Nhật thắt chặt quan hệ với Việt Nam, đồng thời tích cực hơn trong việc tiếp nhận lao động từ Việt Nam để bù đắp lượng lao động thiếu hụt trong nước thi một dịch vụ “ xuất khẩu lao động mới- hay du học kiểu mới” xuất hiện ở Việt Nam.
Trước đây, đi xuất khẩu lao động là hình thức sang lao động nước ngoài ở một công ty cùng hoặc gần ngành nghề công ty người lao động đó ở Việt Nam, nhằm để cho người lao động đó học hỏi, tu nghiệp tại nước ngoài trong khoảng 3 năm. Xuất khẩu lao động theo hình thức tu nghiệp này đòi hỏi nhiều thủ tục xét duyệt và người tu nghiệp sinh chỉ được ở Nhật trong khoảng 3 năm rồi bắt buộc phải về nước.
Số liệu thực tế cho thấy số lương du học sinh Việt Nam theo thống kê của IFSA ở Nhật năm 2013 là khoang 15 nghìn người, gấp 4 lần năm 2012 , và gấp 18 lần tổng số du học sinh năm 2009. Nếu đi du học thuần tuý thì lượng sinh viên không thể tăng một cách chóng mặt – đến 18 lần- như vậy trong vòng 4 năm từ 2009-2013. Hiện nay ước tính ở Nhật có ít nhất khoảng 6 nghìn du học sinh sang Nhật chỉ với mục đích lao động như ở trên.
2. Cuộc sống của những du học sinh sang Nhật lao động
Luật pháp Nhật chỉ cho phép người có visa du học được lao động tối đa 28 tiếng 1 tuần. Tuy nhiên, những du học sinh sang Nhật lao động thường lao động quá thời gian pháp luật cho phép. Có khi làm thâu đêm, ngủ ngày (ngủ trong lớp học tiếng Nhật, hoặc bỏ học để ngủ lấy sức) để dùng thời gian còn lại làm việc.
Nhiều bạn kể với tôi rằng các em làm việc 1 ngày gần 20 tiếng. Cũng kiếm được khá nhiều tiền nếu may mắn làm được việc liên tục. (Nếu tính 1 tiếng 800 yen thì 1 ngày người làm việc gần 20 tiếng sẽ có 16,000 yen, 1 tháng nếu công việc đều đều sẽ kiếm được hơn 60-70 triệu VND. Một thu nhập đáng kể từ việc làm thêm).
Hơn nữa, dù có việc làm như may mắn ở trên, các em không có thời gian đi học, và vì thế, dù ở Nhật 2,3 năm vẫn không giao tiếp trôi chảy được bằng tiếng Nhật, vì bởi phải làm việc vất vả các em quá mệt để học tiếng Nhật ở trường tiếng mà mình đăng kí. Quan trọng hơn các em có thể bị đuổi học vì không đến lớp đầy đủ, hoặc không được gia hạn visa vì học quá lâu mà không lên được trình độ.
3. Đâu là con đường khôn ngoan, đúng đắn
Đối với các bạn đã sang Nhật theo hình thức du học rồi thì dù rất muốn kiếm tiền, tôi nghĩ, các bạn nên suy nghĩ lại về cơ hội của cuộc đời mình. Sang Nhật là một cơ hội học tập lớn. Kiếm tiền cũng quan trọng nhưng việc trau dồi tiếng Nhật, quyết tâm đạt được một trình độ nhất định để sau này có thể về nước dùng vốn tiếng Nhật đó làm những công việc tốt hơn là cơ hội lớn để đầu tư cho bản thân. Dù có làm việc quá giờ đôi chút, nhưng cũng nên có mức độ vừa phải để quan tâm đến học tâp. Và đặc biệt không phạm pháp kiểu ăn cắp, ăn trộm.
Đối với các bạn đang phân vân như bài báo nọ nói: đi du học lao động kiểu mới nay hay đi xuất khẩu lao động, thì tôi rất hi vọng, bài viết này cung cấp cho các bạn một cái nhìn khách quan hơn về lựa chọn của mình. Du học nên chỉ là du học- như cái nghĩa vốn có của nó- và như pháp luật cho phép. Nếu đã tính đi sang Nhật theo visa du học thì việc chính vẫn nên là học. Bởi nếu không, bạn sẽ luôn bị rủi ro pháp lí đeo đẳng, sẽ có thể đánh mất cơ hội phát triển và làm việc tốt hơn trong tương lai. Du học lao động không phải là phương pháp tối ưu để kiếm tiền như nhiều công ty tư vấn du học quảng bá.
Hãy luôn tỉnh táo, để biết mình sẽ làm gì, sẽ phải đánh đổi cái gì. Hãy thực hiện ước mơ của mình bằng cách khôn ngoan và an toàn nhất nhé. Nhớ đừng sang Nhật theo trào lưu.
Hủy đơn hàng đi Nhật có lấy lại được tiền không?
Theo thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cụ thể như sau:
Các công ty xuất khẩu lao động nước ngoài phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi có thông báo trúng tuyển chính thức.
Trong thời gian đó nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài nữa thì doanh nghiệp sẽ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động sẽ phải chịu các khoản chi phí phát sinh mà doanh nghiệp đã chi để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài như: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, tiền ăn, học tại trung tâm đào tạo, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa), phí phá vỡ hợp đồng nếu có
Áp dụng quy định này, nếu trường hợp hủy hợp đồng do từ phía thực tập sinh buộc phải chịu trách nhiệm với công ty cũng như chủ xí nghiệp Nhật Bản. Toàn bộ khoản phí đã đóng sẽ không được hoàn trả lại do phải bù vào phí bồi thường hợp đồng với chủ xí nghiệp, phí ăn ở học tại công ty, phí đơn hàng,…
Chú ý: Khi thanh toán bạn cũng có thể yêu cầu công ty xuất trình những tài liệu cần thiết để chứng mình số tiền đó hoàn toàn có thực và hợp lý.
Để tránh vấn đề đáng tiếc dẫn đến đơn hàng bị hủy, người lao động cần tham gia các công ty lớn, uy tín để được hỗ trợ tốt nhất
Nếu có bất kì thắc mắc nào về chương trình XKLĐ Nhật Bản hãy gọi ngay đến số HOTLINE: 0981.294.494 hoặc để lại bình luận phía cuối bài viết
Chúc bạn thành công!
Tuyển dụng xkld nhật bản
Xuất khẩu lao động là gì?
Xuất khẩu lao động được hiểu là việc đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (gọi tắt là XKLĐ) . Đây là một hoạt động kinh tế – xã hội của Nhà nước nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động,tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang Nhật
Xác định Nhật Bản là một trong những thị trường XKLĐ trọng điểm nên Việt Nam đã tích cực khai thác thị trường này. Bắt đầu từ năm 1992 chúng ta đã gửi Tu Nghiệp Sinh (TNS) sang Nhật Bản và từ đó đến nay đã có hơn 40.000 TNS sang học tập và làm việc tại các công ty của Nhật Bản. Hiện nay số TNS tại Nhật là 10.000 người, TTS là 6.740 người. Năm 2008 số lượng lao động Việt Nam sang Nhật chỉ tăng 5%, và 6 tháng đầu năm 2009 giảm 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trên thực tế, chi phí thực tế người lao động phải bỏ ra để sang Đài Loan vào khoảng 6000-7000 USD, đi Nhật Bản khoảng 90 triệu đồng, chưa kể khoản thế chấp… có khi lên tới 150-200 triệu đồng. Người ta tính rằng nếu làm đúng quy định chi phí đi Đài Loan chỉ khoảng 3000-4000 USD, Nhật Bản khoảng 4000-5000 USD. Với việc XKLĐ chui, bất hợp pháp.
Bạn muốn đi Nhật lao động và phân vân với những thông tin trên mạng internet. Đừng lo lắng ! Chúng tôi là công ty XKLĐ Nhật Bản uy tín có chi nhánh trên cả 3 miền. Hãy nhấc máy và gọi số Hotline: 0981.778.776 để được tư vấn đơn hàng thích hợp nhé !
【ĐẢM BẢO KHÔNG MÔI GIỚI – PHÍ THẤP – BAY NHANH】
Tuyển dụng xkld nhật bản uy tín ! Click xem ngay danh sách đơn hàng XKLD 2020 tại đây !
>>> Xem thêm: Video Bài thi thực hành tay nghề hàn của thực tập sinh
Những điều nên biết trước khi sang Nhật lao động
Văn hóa, tập quán, thói quen, tín ngưỡng, tôn giáo…. là một trong số những điều mà người lao động, thực tập sinh nên biết trước khi sang Nhật lao động.
Nhiều người biết đến văn hóa nhật với những nếp sống kỷ luật, ẩm thực độc đáo hay các địa chỉ du lịch nổi tiếng, nhưng khi đến sinh sống hay học tập tại đây người ngoại quốc vẫn không tránh khỏi những cú sốc
Vậy bạn cần phải biết những gì khi lao động xuất khẩu tại nhật
Lễ cúi chào là một hình thức quan trọng của lời chào và xin lỗi trong xã hội Nhật Bản. Từ khi vào trường tiểu học, người Nhật phải học cách tôn trọng người lớn tuổi và học cúi chào như là một phần của sự tôn trọng người khác. Đối với bạn bè thì bạn cần cúi đầu góc 30 độ. Đối với ông chủ của bạn tại nơi làm việc và người lớn tuổi, bạn sẽ phải cúi sâu hơn ở một góc khoảng 70 độ. Ngôn ngữ lịch sự phổ biến nhất là khi bạn nói chuyện cùng một người lớn tuổi hơn, bạn luôn nhớ phải thêm từ “san” sau khi giới thiệu tên của bạn. Điều này là một phép kính cẩn trong giao tiếp của người Nhật.
Nếu đi làm tại Nhật, có thể bạn phải ở lại tới 9-10 giờ tối. Tôi biết có mấy người được tuyển sang một công ty phần mềm lớn tại Nhật, đi máy bay trong đêm tới nơi là lúc sáng sớm, tưởng được nghỉ ngơi ai dè được đưa thẳng tới công ty làm việc tới 10 giờ đêm như thể chẳng có gì lớn lao. Khá “sốc” đấy chứ. Nước Nhật là như thế, làm việc quần quật ngày đêm. Nhưng không phải công ty nào cũng vậy, hãy chọn công ty nào phù hợp với bạn. Tôi vẫn đi làm đến 5 giờ là đi về rồi, mà chẳng ai yêu cầu ở lại. Nhiều khi tôi còn làm tại nhà để đỡ tốn tiền cơm trưa. Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới (sempai – kouhai) căng thẳng, phức tạp.
Có thể bạn đi làm thêm ở đâu đó và bị người chủ tiệm hay người quản lý chửi mắng, đe dọa. Chuyện này thì nước nào cũng có, ở Nhật có khi còn ít hơn. Tuy nhiên, vấn đề là người ta hay lấy xuất thân (đất nước của bạn) ra để sỉ nhục bạn, nên làm bạn ức chế hơn là người Việt Nam chửi mắng bạn. Cách giải quyết thì dễ: Đừng sợ gì cả. Vì ở Nhật mọi người phải tuân thủ luật pháp, họ chửi thế thôi chứ không ai dám đánh bạn. Ai đánh bạn là bạn có quyền kêu cảnh sát tới liền. Vì thế mà ở Nhật hầu như chẳng ai đánh nhau, họ có thể to tiếng và lao tới như sắp có trận long trời lở đất, nhưng sau đó lại dừng lại và không động tới nhau. Bạn mà đánh trước là phiền to đấy.
Học cách sử dụng đũa của người Nhật
Bạn cần phải sử dụng đũa khi ăn uống trong các nhà hàng Nhật Bản. Người Nhật Bản nghĩ rằng điều này là rất khó đối với người phương Tây khi sử dụng đũa. Và họ rất ngạc nhiên khi họ nhìn thấy một người nước ngoài có thể sử dụng đũa.
Sốc văn hóa ngược
Đó là khi bạn trở về cố quốc của mình và thấy mình không thích ứng được. Mọi thứ thật bẩn thỉu, không khí ô nhiễm, luôn kẹt xe, nước lụt dâng khắp nơi, ý thức người dân quá kém, công việc ở đâu cũng trì trệ, v.v… Kể ra hết thì cũng đứt hơi. Bạn không thích ứng được và cảm thấy chán nản toàn tập. Sẽ không có cửa hàng tiện lợi, mà nếu có cũng không tiện lợi lắm. Không tàu điện mà phải chen chúc lúc kẹt xe, tha hồ hít khói bụi. Đôi giày đẹp của bạn sẽ bị dính nước bẩn. Ai cũng có thể làm phiền bạn mà chẳng buồn xin phép. Không ở đâu xếp hàng mà phải chen lấn xô đẩy. Bạn thấy mình không thích ứng được và cảm thấy tuyệt vọng. Đây chính là “Sốc văn hóa ngược“. Nhưng rồi bạn vẫn quen, và vẫn sống tốt. Nhiều người cứ hù dọa tôi về các vấn đề như an ninh, trộm cướp, con người,… nhưng tôi thấy không có vấn đề gì lớn.
Mỗi đất nước lại có một phong tục trình tự văn hóa khác nhau. Người Nhật không muốn làm xáo trộn trật tự và hòa hợp của đất nước mình. Cho nên những điều làm xáo trộn trật tự ở nước ngoài có thể làm được nhưng tại Nhật Bản thì những việc làm đó là không nên. Ví dụ, nói chuyện điện thoại di động bên trong một xe lửa hoặc xe buýt, hỉ mũi của bạn ở trước mặt người khác, ăn thức ăn trong khi đi lại được coi là cách cư xử xấu và thiếu lịch sự ở Nhật Bản.
Tuyển dụng xkld nhật bản
Độ tuổi lao động Việt Nam được đi xuất khẩu lao động
– Xây dựng. Nam tuổi từ 20 – 28 là nhiều nhất tuổi, 32 tuổi cũng có thể được tuyển nếu có kinh nghiệm và tay nghề cao.
– Nông nghiệp. Nam/Nữ tuổi từ 19 – 32 (đây là nghành thích hợp với độ tuổi cao).
– May. Nữ tuổi từ 19 – 30, nhiều đơn lấy từ 18 – 36 (thi tuyển tay nghề – tay nghề cao là lợi thế).
– Điện tử. Nữ lấy tuổi khá trẻ từ 19 – 26 (có kỹ năng, khéo léo, nhanh nhẹn là lợi thế).
– Cơ khí. Có biên độ rộng và thường thì mỗi xí nghiệp có một lựa chọn và tiêu chí tuyển riêng, nhưng thông thường độ tuổi được tuyển là từ 19 – 30.
– Thực phẩm. Nghành này thường không quan trọng về tuổi (phổ biến là từ 18 – 32), khéo léo, gọn gàng là tiêu chí tuyển.
Trên đây là chia sẻ cơ bản về độ tuổi lao động ở Việt Nam và độ tuổi phù hợp để đăng ký xuất khẩu lao động. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho lao động Việt Nam đang tìm kiếm việc làm qua con đường xuất khẩu lao động.
Các thủ tục cần thiết để đi xuất khẩu lao động nhật bản
– Sơ yếu lý lịch tu nghiệp sinh (có xác nhận xã/phường): 02 bản.
– Chứng minh nhân dân; Hộ khẩu và Giấy khai sinh (bản sao chứng thực): số lượng mỗi bản là 02 bản.
– Bằng tốt nghiệp cấp 3 và bằng tốt nghiệp trung cấp; cao đẳng; đại học (nếu có) (bản sao có chứng thực): số lượng 02 bản (yêu cầu trình độ văn hóa phải tốt nghiệp lớp 12 trở lên).
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (có xác nhận của xã/phường, số lượng 01 bản); bản sao có chứng thực đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn), số lượng 01 bản.
– Giấy xác nhận nhân sự có dán ảnh do công an xã/ phường cấp: số lượng 01 bản.
– Đơn tự nguyện xin thực tập kỹ năng có thời hạn tại Nhật Bản: số lượng 01 bản, theo mẫu công ty.
– Phiếu đăng ký dự tuyển – Khai Form (khai tại công ty sau khi nộp đầy đủ hồ sơ cá nhân).
– Giấy khám sức khỏe (hợp lệ theo quy định của Bộ y tế). Cán bộ tuyển dung Công ty sẽ hướng dẫn TTS về địa điểm khám sức khỏe: số lượng 02 bản.
– Ảnh: 12 ảnh 3*4; 12 ảnh 4*6; 12 ảnh 3,5*4,5 (ảnh TTS mặc áo sơ mi trắng, phông nền trắng). (Có thể chụp tại công ty)
Một số điều mà bạn nên lưu ý:
+ Hộ chiếu >>> Đây là thứ đặc biệt quan trọng và bạn phải luôn kè kè bên người. Không được để mất.
+ Ảnh thẻ : Chụp ảnh thẻ bên Nhật khoảng 700 yên, không hề rẻ vì thế bạn nên mang theo khoảng vài chục tấm ảnh 3×4, 4×6 để dùng dần trong 3 năm ở Nhật nhé.
+ Quần áo : Thường các bạn thực tập sinh sẽ sang Nhật vào tháng 4 và tháng 10. Thời tiết khá là lạnh nên bạn hãy mang theo một chiếc áo ấm (loại mặc mùa đông).
Xem Ngay: 【ĐƠN HÀNG MỚI NHẤT】– Tuyển dụng xkld nhật bản
Tuyển lao động xuất khẩu Nhật Bản 2020 – Tuyển dụng xkld nhật bản tại Hà Nội và HCM ! Hotline: 0981.778.776
Nghiệp đoàn là gì?
Các bạn khi nộp đơn đăng ký tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản chắc chắn sẽ được cán bộ tuyển dụng nhắc đến nghiệp đoàn, tuy nhiên do không được giải thích rõ ràng nên có không ít bạn thắc mắc không biết nghiệp đoàn Nhật Bản là gì? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau phân tích một chút về nghiệp đoàn ở Nhật cũng như vai trò của nghiệp đoàn trong thời gian bạn làm việc tại các xí nghiệp Nhật.
Nghiệp đoàn Nhật Bản là gì?
Theo Wikipedia: “Nghiệp đoàn là các đoàn thể, tổ chức, được hình thành liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp, thương mại, và các hoạt động lao động của những người thường là cùng chung một nghề nghiệp”.
Như vậy nghiệp đoàn Nhật Bản hiểu theo cách đơn giản nhất: là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động ở Nhật Bản.
Nghiệp đoàn (hay còn gọi là công đoàn) đây chính là tổ chức do người lao động và bộ lao động Nhật Bản lập nên
Danh sách các nghiệp đoàn Nhật Bản
Ở Nhật, mỗi xí nghiệp, công ty từ nhỏ cho đến các doanh nghiệp lớn cũng đều có nghiệp đoàn. Tổ chức này có vai trò rất rõ ràng trong quá trình tuyển dụng lao động là người nước ngoài của doanh nghiệp Nhật.
Tức là khi cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn tuyển lao động nước ngoài đều phải thông qua nghiệp đoàn. Khi các xí nghiệp Nhật tuyển lao động nước ngoài thì họ sẽ gửi yêu cầu đến nghiệp đoàn ở địa phương và thông qua nghiệp đoàn để tuyển dụng.
Chính vì vậy có thể nói rằng nghiệp đoàn là không thể thiếu trong quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Trong xuất khẩu lao động Nhật Bản, nghiệp đoàn Nhật Bản đóng vai trò làm đơn vị trung gian tuyển lao động cho doanh nghiệp tại Nhật.
Quy trình đăng kí chương trình Thực tập sinh kỹ năng
Trước khi Xí nghiệp tiếp nhận Nhật Bản chính thức tuyển chọn, tất cả những ứng viên có nguyện vọng tham gia chương trình đi Tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản sẽ được công ty sơ tuyển và sàng lọc với một quy trình nghiêm túc và chặt chẽ như sau:
Định kỳ hàng tháng, hàng quý, đội ngũ cán bộ tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ có mặt tại nhiều địa phương, trường dạy nghề, nhà máy xí nghiệp … tại Việt Nam để tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu về chương trình “Tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản” cho các đối tượng có nhu cầu và những cá nhân quan tâm.
Ứng viên đến từ một số địa phương, vùng miền mà tiền lệ đã có nhiều Thực tập sinh vi phạm quy định về chương trình thực tập kỹ thuật, vi phạm luật pháp Nhật Bản, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân Nhật Bản sẽ không được chúng tôi tuyển chọn.
Để đảm bảo thông tin và sự phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giáo dục và quản lý, ngay từ khi đăng ký tham gia chương trình bắt buộc tất cả các ứng viên có nhu cầu khi đến đăng ký tham gia phải đi cùng cha hoặc mẹ đến Công ty để được cán bộ tư vấn trực tiếp tư vấn chi tiết về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia chương trình.
Tất cả các ứng viên khi đăng ký tham gia chương trình đều phải khai vào bản “Điều tra thông tin cá nhân” theo mẫu do Công ty cung cấp.
Trên cơ sơ những lời khai đó, cán bộ nghiệp vụ sẽ có những công đoạn điều tra, phân tích và sàng lọc về đạo đức tác phong, hoàn cảnh gia đình, lối sống và môi trường sống, sự quan tâm của gia đình, mối quan hệ bạn bè, mức độ ảnh hưởng của gia đình, bạn bè đối với ứng viên, kinh nghiệm nghề, thói quen trong sinh hoạt và làm việc, khả năng tham gia chương trình, khả năng thích nghi với môi trường sống và làm việc tại Nhật Bản…. để bước đầu lựa chọn được những ứng viên tốt, phù hợp với các tiêu chí của Công ty.
Sau khi việc kiểm tra thông tin hoàn tất và đạt yêu cầu về hồ sơ đầu vào, ứng viên sẽ trải qua đợt kiểm tra sức khỏe và phải đạt yêu cầu về sức khỏe đối với người Việt Nam đi Tu nghiệp và thức tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo quy định.
Ứng viên đủ tiêu chuẩn về hồ sơ và sức khỏe ban đầu sẽ phải thực hiện “Bài thi năng lực đầu vào” bao gồm: trắc nghiệm tính cách, kiểm tra IQ …
Chỉ những ứng viên đạt đầy đủ điều kiện về sức khoẻ, bài thi năng lực đầu vào và những yêu cầu do Công ty đề ra sẽ được tiếp nhận để tham gia chương trình. Mặc dù đây là giai đoạn sơ tuyển ban đầu nhưng được tiến hành một cách rất nghiêm túc và chặt chẽ.
Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn! chúng tôi chúc các bạn thành công!
Click để xem chi tiết Tuyển dụng xkld nhật bản !
Chia sẻ kinh nghiệm XKLĐ Nhật Bản 2020
Quy trình tham gia đi lao động tại Nhật Bản
Một số quy trình trước khi tham gia vào chương trình xuất khẩu lao động Nhật
– Trước hết, với bạn nào có nhu cầu đi lao động bên Nhật Bản. Việc đầu tiên các bạn cần tìm hiểu là công ty môi giới có uy tín trên thị trường hay không? Bằng cách bạn có thể đến trực tiếp công ty, gặp nhân viên tư vấn để thăm và nghe họ giới thiệu về công ty, giới thiệu về các đơn hàng sắp tới. Trong các đơn hàng đó, bạn có thể lựa chọn một công việc phù hợp nhất đối với bản thân mình.
– Khám sức khỏe sàng lọc trước thi tuyển: Người Nhật rất đề cao vấn đề sức khỏe. Nên tất cả ai muốn đi chương trình này thì phải khám sức khỏe. Đủ điều kiện sẽ được tham gia vào thi tuyển đơn hàng.
– Khi trúng tuyển đơn hàng: Các công ty môi giới xuất khẩu lao động mới được phép thu tiền của thực tập sinh, như đã được ký kết hợp đồng lao động và người lao động đã được phía Nhật Bản cấp tư cách lưu trú làm việc.
Các chi phí mà người lao động phải trả khi tham gia đơn hàng
– Tiền khám sức khỏe tổng thể: Tại công ty môi giới bạn thi tuyển, sẽ yêu cầu bạn đến khám sức khỏe tại bệnh viện mà được bộ lao động cấp phép, khoảng 700.000đ.
– Tiền dịch vụ: Theo quy định của bộ lao động xuất nhập cảnh quản lý trong và ngoài nước. Phí mà người lao động phải trả cho công ty theo quy định: Tổng phí dịch vụ không được quá 1 tháng tiền lương cho hợp đồng lao động 1 năm. Như vậy nếu đi 3 năm thì tổng mức phí dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương .
– Học tiếng Nhật: Đối với người lao động, nhà tuyển dụng Nhật bản yêu cầu người lao động nước ngoài phải có ít nhất 150 giờ học tiếng Nhật hoặc đã có chứng chỉ từ N5 trở lên. Bạn nào đã có chứng chỉ tiếng Nhật thì không cần khoản này nữa.
– Đào tạo tay nghề (nếu có): Một số đơn hàng, có sự đòi hỏi tay nghề người lao động. Vậy với những đơn hàng có yêu cầu thì công ty sẽ tổ chức đào tạo để người lao động có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp Nhật. Các chi phí đo tạo của các đơn hàng sẽ có sự khác nhau với đặc thù các đơn hàng là khác nhau.
Để hiểu rõ hơn cả hai chương trình, các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản kèm theo chi phí cụ thể của chương trình, bạn có thể liện hệ trực tiếp đến bộ phận tuyển dụng để được tư vấn rõ hơn.
MIỄN PHÍ TƯ VẤN Tuyển dụng xkld nhật bản
Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín. Tuyển gấp Nam Nữ làm việc cho tập đoàn nổi tiếng toàn cầu.
Thu nhập > 30 triệu/tháng. Tích lũy 500 triệu/3 năm. Hotline 24/7 : 0981.778.776