Nội Dung Chính [Hide]
- 1. Tu nghiệp sinh Nhật Bản
- 2. Công ty xuất khẩu lao động nhật bản
- 2.1. Độ tuổi lao động Việt Nam được đi xuất khẩu lao động
- 2.2. Các thủ tục cần thiết để đi xuất khẩu lao động nhật bản
- 3. Cảnh giác: Đừng nên đi Nhật Bản theo trào lưu
- 4. Tiền chống trốn xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì?
- 5. Chia sẻ kinh nghiệm XKLĐ Nhật Bản ở Hồ Chí Minh
- 6. Những thắc mắc khi XKLĐ Nhật
- 7. Điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2020
- 8. 5 Điều lưu ý khi đi xuất khẩu lao động
- 9. Công ty xuất khẩu lao động nhật bản ở Hồ Chí Minh
Click để xem chi tiết Công ty xuất khẩu lao động nhật bản ở Hồ Chí Minh !
Tu nghiệp sinh Nhật Bản
Với những quy định về Tu nghiệp sinh ( TNS) không chỉ giúp một số lượng lớn lao động của các nước sang Nhật Bản đào tạo tu nghiệp và đưa lại nhiều lợi ích cho đất nước và cá nhân người lao động: nâng cao tay nghề, kỹ năng kỹ thuật và quản lý, thu nhập.
Nét mới đáng chú ý là gần đây Việt Nam đã đưa sang Nhật Bản khoảng 1000 kỹ sư, kỹ thuật viên tin học… Số lao động này đi theo các công ty xuất khẩu lao động hoặc đi theo con đường cá nhân. Hiện nay Việt Nam có 99 doanh nghiệp được phép đưa lao động sang Nhật Bản làm việc và tu nghiệp. Ngoài ra, còn có khá nhiều công ty là các công ty con hoặc liên doanh đã trực tiếp tuyển lao động sang Nhật Bản. Mặc dù gần đây số lượng lao động sang Nhật tăng chậm, song Việt Nam hiện là nước đứng thứ 2 sau Trung Quốc và vượt cả Philipin và Indonêsia về số lượng lao động xuất khẩu nhật bản ở thị trường này.
Với quy định mới của Nhật, thu nhập của TNS có thể lên tới 1800 USD/ tháng. Đây là điều kiện thuận lợi để cải thiện đời sống và giảm thiểu những tiêu cực trong cộng đồng lao động Việt Nam ở Nhật Bản.
Công ty xuất khẩu lao động nhật bản
Độ tuổi lao động Việt Nam được đi xuất khẩu lao động
– Xây dựng. Nam tuổi từ 20 – 28 là nhiều nhất tuổi, 32 tuổi cũng có thể được tuyển nếu có kinh nghiệm và tay nghề cao.
– Nông nghiệp. Nam/Nữ tuổi từ 19 – 32 (đây là nghành thích hợp với độ tuổi cao).
– May. Nữ tuổi từ 19 – 30, nhiều đơn lấy từ 18 – 36 (thi tuyển tay nghề – tay nghề cao là lợi thế).
– Điện tử. Nữ lấy tuổi khá trẻ từ 19 – 26 (có kỹ năng, khéo léo, nhanh nhẹn là lợi thế).
– Cơ khí. Có biên độ rộng và thường thì mỗi xí nghiệp có một lựa chọn và tiêu chí tuyển riêng, nhưng thông thường độ tuổi được tuyển là từ 19 – 30.
– Thực phẩm. Nghành này thường không quan trọng về tuổi (phổ biến là từ 18 – 32), khéo léo, gọn gàng là tiêu chí tuyển.
Trên đây là chia sẻ cơ bản về độ tuổi lao động ở Việt Nam và độ tuổi phù hợp để đăng ký xuất khẩu lao động. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho lao động Việt Nam đang tìm kiếm việc làm qua con đường xuất khẩu lao động.
Các thủ tục cần thiết để đi xuất khẩu lao động nhật bản
– Sơ yếu lý lịch tu nghiệp sinh (có xác nhận xã/phường): 02 bản.
– Chứng minh nhân dân; Hộ khẩu và Giấy khai sinh (bản sao chứng thực): số lượng mỗi bản là 02 bản.
– Bằng tốt nghiệp cấp 3 và bằng tốt nghiệp trung cấp; cao đẳng; đại học (nếu có) (bản sao có chứng thực): số lượng 02 bản (yêu cầu trình độ văn hóa phải tốt nghiệp lớp 12 trở lên).
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (có xác nhận của xã/phường, số lượng 01 bản); bản sao có chứng thực đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn), số lượng 01 bản.
– Giấy xác nhận nhân sự có dán ảnh do công an xã/ phường cấp: số lượng 01 bản.
– Đơn tự nguyện xin thực tập kỹ năng có thời hạn tại Nhật Bản: số lượng 01 bản, theo mẫu công ty.
– Phiếu đăng ký dự tuyển – Khai Form (khai tại công ty sau khi nộp đầy đủ hồ sơ cá nhân).
– Giấy khám sức khỏe (hợp lệ theo quy định của Bộ y tế). Cán bộ tuyển dung Công ty sẽ hướng dẫn TTS về địa điểm khám sức khỏe: số lượng 02 bản.
– Ảnh: 12 ảnh 3*4; 12 ảnh 4*6; 12 ảnh 3,5*4,5 (ảnh TTS mặc áo sơ mi trắng, phông nền trắng). (Có thể chụp tại công ty)
Một số điều mà bạn nên lưu ý:
+ Hộ chiếu >>> Đây là thứ đặc biệt quan trọng và bạn phải luôn kè kè bên người. Không được để mất.
+ Ảnh thẻ : Chụp ảnh thẻ bên Nhật khoảng 700 yên, không hề rẻ vì thế bạn nên mang theo khoảng vài chục tấm ảnh 3×4, 4×6 để dùng dần trong 3 năm ở Nhật nhé.
+ Quần áo : Thường các bạn thực tập sinh sẽ sang Nhật vào tháng 4 và tháng 10. Thời tiết khá là lạnh nên bạn hãy mang theo một chiếc áo ấm (loại mặc mùa đông).
Xem Ngay: 【ĐƠN HÀNG MỚI NHẤT】– Công ty xuất khẩu lao động nhật bản ở Hồ Chí Minh
Tuyển lao động xuất khẩu Nhật Bản ở Hồ Chí Minh – Công ty xuất khẩu lao động nhật bản tại Hà Nội và HCM ! Hotline: 0981.778.776
Cảnh giác: Đừng nên đi Nhật Bản theo trào lưu
Cách đây không lâu, tôi có đọc một bài báo mạng viết về “ Nên đi du học hay đi xuất khẩu lao động Nhật”. Bài báo đặt ra một câu hỏi mà vài năm gần đây có lẽ nhiều bạn trẻ muốn sang Nhật kiếm tiền đều cân nhắc.
Tuy nhiên việc tồn tại sự cân nhắc này cũng thể hiện một thực trang xã hội không mấy tốt đẹp , mà ở bài viết này tôi muốn phản ánh ít nhiều, cũng như gửi thông điệp đến những bạn trẻ muốn sang Nhật lập nghiệp.
1. Không nên nhầm lẫn giữa việc đi du học và việc xuất khẩu lao động.
Có khá nhiều bạn liên hệ với tôi, hỏi xem mình nên sang Nhật theo diện du học hay diện tu nghiệp sinh?
Nếu du học là đi học tập thuần tuý thì câu hỏi này rất lạ. Bởi đi học là việc bỏ tiền đầu tư cho bản thân mình để học, còn đi xuất khẩu lao động là đi làm việc. Hai lựa chọn này ít liên quan đến nhau. Tuy nhiên, thực tế vài năm gần đây nói lên một điều khác.
Khoảng 5 năm gần đây, khi chính phủ Nhật thắt chặt quan hệ với Việt Nam, đồng thời tích cực hơn trong việc tiếp nhận lao động từ Việt Nam để bù đắp lượng lao động thiếu hụt trong nước thi một dịch vụ “ xuất khẩu lao động mới- hay du học kiểu mới” xuất hiện ở Việt Nam.
Trước đây, đi xuất khẩu lao động là hình thức sang lao động nước ngoài ở một công ty cùng hoặc gần ngành nghề công ty người lao động đó ở Việt Nam, nhằm để cho người lao động đó học hỏi, tu nghiệp tại nước ngoài trong khoảng 3 năm. Xuất khẩu lao động theo hình thức tu nghiệp này đòi hỏi nhiều thủ tục xét duyệt và người tu nghiệp sinh chỉ được ở Nhật trong khoảng 3 năm rồi bắt buộc phải về nước.
Số liệu thực tế cho thấy số lương du học sinh Việt Nam theo thống kê của IFSA ở Nhật năm 2013 là khoang 15 nghìn người, gấp 4 lần năm 2012 , và gấp 18 lần tổng số du học sinh năm 2009. Nếu đi du học thuần tuý thì lượng sinh viên không thể tăng một cách chóng mặt – đến 18 lần- như vậy trong vòng 4 năm từ 2009-2013. Hiện nay ước tính ở Nhật có ít nhất khoảng 6 nghìn du học sinh sang Nhật chỉ với mục đích lao động như ở trên.
2. Cuộc sống của những du học sinh sang Nhật lao động
Luật pháp Nhật chỉ cho phép người có visa du học được lao động tối đa 28 tiếng 1 tuần. Tuy nhiên, những du học sinh sang Nhật lao động thường lao động quá thời gian pháp luật cho phép. Có khi làm thâu đêm, ngủ ngày (ngủ trong lớp học tiếng Nhật, hoặc bỏ học để ngủ lấy sức) để dùng thời gian còn lại làm việc.
Nhiều bạn kể với tôi rằng các em làm việc 1 ngày gần 20 tiếng. Cũng kiếm được khá nhiều tiền nếu may mắn làm được việc liên tục. (Nếu tính 1 tiếng 800 yen thì 1 ngày người làm việc gần 20 tiếng sẽ có 16,000 yen, 1 tháng nếu công việc đều đều sẽ kiếm được hơn 60-70 triệu VND. Một thu nhập đáng kể từ việc làm thêm).
Hơn nữa, dù có việc làm như may mắn ở trên, các em không có thời gian đi học, và vì thế, dù ở Nhật 2,3 năm vẫn không giao tiếp trôi chảy được bằng tiếng Nhật, vì bởi phải làm việc vất vả các em quá mệt để học tiếng Nhật ở trường tiếng mà mình đăng kí. Quan trọng hơn các em có thể bị đuổi học vì không đến lớp đầy đủ, hoặc không được gia hạn visa vì học quá lâu mà không lên được trình độ.
3. Đâu là con đường khôn ngoan, đúng đắn
Đối với các bạn đã sang Nhật theo hình thức du học rồi thì dù rất muốn kiếm tiền, tôi nghĩ, các bạn nên suy nghĩ lại về cơ hội của cuộc đời mình. Sang Nhật là một cơ hội học tập lớn. Kiếm tiền cũng quan trọng nhưng việc trau dồi tiếng Nhật, quyết tâm đạt được một trình độ nhất định để sau này có thể về nước dùng vốn tiếng Nhật đó làm những công việc tốt hơn là cơ hội lớn để đầu tư cho bản thân. Dù có làm việc quá giờ đôi chút, nhưng cũng nên có mức độ vừa phải để quan tâm đến học tâp. Và đặc biệt không phạm pháp kiểu ăn cắp, ăn trộm.
Đối với các bạn đang phân vân như bài báo nọ nói: đi du học lao động kiểu mới nay hay đi xuất khẩu lao động, thì tôi rất hi vọng, bài viết này cung cấp cho các bạn một cái nhìn khách quan hơn về lựa chọn của mình. Du học nên chỉ là du học- như cái nghĩa vốn có của nó- và như pháp luật cho phép. Nếu đã tính đi sang Nhật theo visa du học thì việc chính vẫn nên là học. Bởi nếu không, bạn sẽ luôn bị rủi ro pháp lí đeo đẳng, sẽ có thể đánh mất cơ hội phát triển và làm việc tốt hơn trong tương lai. Du học lao động không phải là phương pháp tối ưu để kiếm tiền như nhiều công ty tư vấn du học quảng bá.
Hãy luôn tỉnh táo, để biết mình sẽ làm gì, sẽ phải đánh đổi cái gì. Hãy thực hiện ước mơ của mình bằng cách khôn ngoan và an toàn nhất nhé. Nhớ đừng sang Nhật theo trào lưu.
Tiền chống trốn xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì?
Tình trạng lao động xuất khẩu bỏ trốn đang là một trong những vấn đề nhức nhối khiến nhiều công ty xuất khẩu lao động phải đau đầu. Để hạn chế tình trạng này nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động yêu cầu thực tập sinh phải cam kết không bỏ trốn trong thời gian làm việc ở nước ngoài bằng việc đóng một khoản phí chống trốn hay còn gọi là tiền đặt cọc.
Tiền chống trốn là gì?
Như đã được đề cập ở trên, tiền chống trốn là khoản tiền mà người lao động nộp vào ngân hàng có cam kết với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Nhật Bản về việc hoàn thành hợp đồng và không trốn ra ngoài làm thêm bất hợp pháp.
Tiền chống trốn và những mặt tiêu cực
Mức phí khi thu tiền chống trốn hiện nay được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động yêu cầu khoảng 3000$, một khoản tiền khá lớn để người lao động và doanh nghiệp có thể ràng buộc trách nhiệm. Khoản tiền này sẽ được gửi vào tài khoản ngân hàng theo quy định của nhà nước và sẽ được trả lại sau khi hoàn thành hợp đồng giữa lao động và doanh nghiệp. Số tiền được trả lại khi người lao động đã hoàn thành hợp đồng bao gồm tiền đã đóng với doanh nghiệp + số tiền lãi gửi ở ngân hàng.
Tuy nhiên, có không ít những kẻ xấu đã lợi dụng việc không nắm rõ luật về tiền chống trốn để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động. Không chỉ có vậy với số tiền chống trốn khá lớn, có một vài doanh nghiệp thậm chí còn “mở đường” cho lao động bỏ trốn để lấy khoản tiền đặt cọc của lao động.
Nhật Bản đưa ra luật cấm thu tiền chống trốn
Với nhiều tiêu cực xảy ra, vào cuối năm 2010 phía Nhật Bản đã cấm doanh nghiệp thu tiền chống trốn của thực tập sinh kỹ năng đi Nhật Bản. Có thể nói đây là tin mừng đối với những lao động muốn sang Nhật nhưng lại là nỗi lo của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp làm gì sau khi luật cấm thu tiền chống trốn được ban hành
Sau khi luật này được phía Nhật Bản ban hành, rất nhiều công ty xuất khẩu lao động lung túng không biết làm thế nào, khi đó người lao động sẽ không bị ràng buộc nếu như bỏ trốn, còn phía doanh nghiệp XKLĐ sẽ mất đi uy tín với các doanh nghiệp Nhật.
Bởi vậy, chúng tôi khuyên tất cả người lao động nên tuân thủ đúng hợp đồng không chỉ có lợi cho bản thân mà còn tạo dựng được uy tín và dần thay đổi bộ mặt của lao động Việt Nam ở nước ngoài. Từ đó chính các bạn sẽ bớt đi được phần nào gánh nặng kinh tế cũng như có thể điều kiện cho nhiều lao động khác có cơ hội dễ dàng hơn khi muốn tham gia lao động nước ngoài.
Chia sẻ kinh nghiệm XKLĐ Nhật Bản ở Hồ Chí Minh
Quy trình tham gia đi lao động tại Nhật Bản
Một số quy trình trước khi tham gia vào chương trình xuất khẩu lao động Nhật
– Trước hết, với bạn nào có nhu cầu đi lao động bên Nhật Bản. Việc đầu tiên các bạn cần tìm hiểu là công ty môi giới có uy tín trên thị trường hay không? Bằng cách bạn có thể đến trực tiếp công ty, gặp nhân viên tư vấn để thăm và nghe họ giới thiệu về công ty, giới thiệu về các đơn hàng sắp tới. Trong các đơn hàng đó, bạn có thể lựa chọn một công việc phù hợp nhất đối với bản thân mình.
– Khám sức khỏe sàng lọc trước thi tuyển: Người Nhật rất đề cao vấn đề sức khỏe. Nên tất cả ai muốn đi chương trình này thì phải khám sức khỏe. Đủ điều kiện sẽ được tham gia vào thi tuyển đơn hàng.
– Khi trúng tuyển đơn hàng: Các công ty môi giới xuất khẩu lao động mới được phép thu tiền của thực tập sinh, như đã được ký kết hợp đồng lao động và người lao động đã được phía Nhật Bản cấp tư cách lưu trú làm việc.
Các chi phí mà người lao động phải trả khi tham gia đơn hàng
– Tiền khám sức khỏe tổng thể: Tại công ty môi giới bạn thi tuyển, sẽ yêu cầu bạn đến khám sức khỏe tại bệnh viện mà được bộ lao động cấp phép, khoảng 700.000đ.
– Tiền dịch vụ: Theo quy định của bộ lao động xuất nhập cảnh quản lý trong và ngoài nước. Phí mà người lao động phải trả cho công ty theo quy định: Tổng phí dịch vụ không được quá 1 tháng tiền lương cho hợp đồng lao động 1 năm. Như vậy nếu đi 3 năm thì tổng mức phí dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương .
– Học tiếng Nhật: Đối với người lao động, nhà tuyển dụng Nhật bản yêu cầu người lao động nước ngoài phải có ít nhất 150 giờ học tiếng Nhật hoặc đã có chứng chỉ từ N5 trở lên. Bạn nào đã có chứng chỉ tiếng Nhật thì không cần khoản này nữa.
– Đào tạo tay nghề (nếu có): Một số đơn hàng, có sự đòi hỏi tay nghề người lao động. Vậy với những đơn hàng có yêu cầu thì công ty sẽ tổ chức đào tạo để người lao động có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp Nhật. Các chi phí đo tạo của các đơn hàng sẽ có sự khác nhau với đặc thù các đơn hàng là khác nhau.
Để hiểu rõ hơn cả hai chương trình, các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản kèm theo chi phí cụ thể của chương trình, bạn có thể liện hệ trực tiếp đến bộ phận tuyển dụng để được tư vấn rõ hơn.
MIỄN PHÍ TƯ VẤN Công ty xuất khẩu lao động nhật bản ở Hồ Chí Minh
Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín. Tuyển gấp Nam Nữ làm việc cho tập đoàn nổi tiếng toàn cầu.
Thu nhập > 30 triệu/tháng. Tích lũy 500 triệu/3 năm. Hotline 24/7 : 0981.778.776
Những thắc mắc khi XKLĐ Nhật
Dệt may là ngành đi XKLĐ Nhật với mức phí thấp nhất và dễ đi nhất
Đặc thù của đơn tuyển ngành may là ứng viên sẽ tham gia phỏng vấn trước, nếu đủ điều kiện trúng tuyển sẽ được đào tạo tiếng Nhật và rèn luyện nâng cao tay nghề, một số đơn hàng sẽ yêu cầu kinh nghiệm may lâu năm, may hoàn thiện, may thời trang…
Thêm thông tin về lương, BHXH, phụ cấp khi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Những năm gần đây lượng người sang nhật du học cũng như xuất khẩu lao động tăng mạnh, bởi đây là thị trường lao động tiềm năng với mức lương cao cùng những chế độ bảo hiểm, phụ cấp khá tốt. Nếu bạn đang có ý định chọn Nhật là “bến đỗ” cho con đường tu nghiệp của mình thì cần lưu ý một số điểm quan trong.
Đừng để nhân viên tư vấn du học định hướng các bạn sang Nhật làm việc
Đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, sau khi ra trường em chưa tìm được việc làm phù hợp nên có nguyện vọng sang Nhật làm việc. Vậy nên đi du học hay xuất khẩu lao động và có đi được diện kỹ thuật viên hay không?
Tối thiểu mỗi giờ làm việc tại Nhật Bản người lao động nhận được bao nhiêu?
Đối với người lao động có nguyện vọng đi xuất khẩu làm việc tại Nhật Bản thì mục đích đầu tiên và trên hết là mức thu nhập kiếm được mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tháng là bao nhiêu? Sau 3 năm có thể tích lũy được bao nhiêu khi về nước? Tuy vậy lại rất ít người hiểu rõ được là mình sẽ được xí nghiệp trả bao nhiêu?
Từng bị gãy tay, gãy chân có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?
Đối với các tiêu chí cho từng đơn hàng tuyển chọn lao động Nhật do xí nghiệp đưa ra, tôi nhận thấy mình đều đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, trước đây tôi từng bị gãy tay và đã phẫu thuật lại, sức khỏe đã hồi phục hoàn toàn và có thể làm được việc nặng. Tôi có thể tham gia bình thường hay không, tôi có gặp bất lợi gì khi tham gia hay không?
Bị mù màu có đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản được hay không? Kiểm tra mù màu thế nào?
Mù màu ảnh hưởng rất nhiều đến cơ hội đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản (XKLĐ Nhật Bản), ở một số công việc, người mù màu bị hạn chế nhiều khi làm việc, năng suất và chất lượng công việc cũng sẽ thấp hơn so với người bình thường.
Bị mù màu có đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản được hay không? Bị mù một số màu như đỏ lục, xanh có ảnh hưởng đến việc đi XKLĐ Nhật hay không? Những công việc nào người lao động nên tránh khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?
Điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2020
Theo thông tư liên tịch do bộ Y Tế, bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội về việc khám và chứng nhận sức khỏe cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có tất cả 13 nhóm bệnh tật không đủ tiêu chuẩn sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản.
1. Tim mạch (10 loại) bao gồm:
Bệnh tim bẩm sinh, suy tim, suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, người bị di chứng tai biến mạch máu não, loạn nhịp hoàn toàn, viêm cơ tim, người mang máy tạo nhịp tim, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
2. Hô hấp (10) bao gồm:
Người mắc bệnh lao phổi, tràn dịch màng phổi, xơ phổi, hen phế quản, ung thư phổi, tâm phế mãn, viêm dày dính màng phổi, khí phế thũng, áp xe phổi, tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính.
3. Tiêu hóa (9) bao gồm:
Ung thư đường tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng có hẹp môn vị, xơ gan & ung thư gan, viêm gan, cổ chướng, vàng da, áp xe gan, lách to, sỏi mật.
4. Nội tiết (5) bao gồm:
U tuyến thượng thận, đái tháo đường, suy tuyến thượng thân, đái nhạt, cường hoặc suy tuyến giáp
5. Thận và tiết niệu (6) bao gồm:
Suy thận, sỏi đường tiết niệu, thận hư nhiễm mỡ, thận đa u thận, viêm cầu thận cấp và mãn tín, viêm thận bể thận cấp hoặc mãn tính.
6. Thần kinh (11) bao gồm:
Liệt một hoặc nhiều chi, rối loạn vân động, di chứng bại liệt, động kinh, u não, bệnh tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại biên, thoát vị đĩa đệm cột sống, sơ hóa cột bên teo cơ, parkinson, bệnh u tuyến ức.
7. Tâm thần (4) bao gồm:
Rối loạn cảm xúc, histeria, tâm thần phân liệt, nghiện ma túy và nghiện rượu.
8. Cơ quan sinh dục (6):
U nang buồng trứng, ung thư vú, u sơ tuyến tiền liệt, ung thư dương vật & bàng quang, ung thư cổ tử cung, sa sinh dục
9. Cơ xương khớp (6) bao gồm:
Loãng xương nặng, cụt chi, thoái hóa cột sống giai đoạn 3, viêm xương, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp
10. Da liễu và hoa liễu (19) bao gồm:
+ HIV, AIDS
+ Bệnh vảy nến
+ Vẩy rồng
+ Loét lâu lành
+ Bệnh lậu cấp và mãn tính
+ Các bệnh da do vius, vi khuẩn, nấm đang điều trị hoặc chưa khỏi
+ Các loại xăm trổ trên da
11. Mắt (9) bao gồm:
Quáng gà, thiên đầu thống, đục nhân mắt, viêm màng bồ đào, viêm thần kinh thị giác, thoái hóa võng mạc, sụp mi từ độ III trở lên, các bệnh về mắt cấp tính.
12. Tai mũi họng (3) bao gồm:
Viêm xoang, viêm tai giữa chưa ổn định; u hoặc ung thư vòm họng; trĩ mũi
13. Răng hàm mặt (2) bao gồm:
Các bệnh, các loại u và nang vùng răng miệng, hàm mặt ảnh hưởng đến sức khoẻ và công tác; dị tật vùng hàm mặt
Như vậy có tất cả 13 nhóm bệnh không đủ tiêu chuẩn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, ngay cả những bệnh vàng da, thấp khớp, hình xăm trổ cũng nằm trong số này.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thông tin xuất khẩu lao động Nhật Bản các bạn có thể liên lạc trực tiếp với cán bộ tuyển dụng lao động để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
BẠN CÓ NHU CẦU XKLĐ NHẬT BẢN?
Xem chi tiết: Công ty xuất khẩu lao động nhật bản ở Hồ Chí Minh
CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN UY TÍN
HOTLINE CÁN BỘ TƯ VẤN
Mr Cường: 0981 778 776
Ms Huyền: 0948 789 234
Mr thắng : 0966 295 234
Trụ sở chính: 306/9 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình,…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam Các đơn hàng XKLĐ tập trung tại các tỉnh Nhật Bản: Tokyo, Osaka, Hokkaido – Sapporo, Chiba, Saitama, Fukui, Fukuoka, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Kyoto, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Okayama…
Tư vấn miễn phí Công ty xuất khẩu lao động nhật bản ! Click ngay chờ chi !
Video: Những lưu ý mà những ai sắp và đang ở Nhật CẦN PHẢI BIẾT !
Video lao động Việt làm việc trong xí nghiệp May của Nhật Bản
5 Điều lưu ý khi đi xuất khẩu lao động
1. Bạn chỉ ký mượn tiền của ngân hàng và trả các khoản chi phí sau khi đã ký bản hợp đồng với công ty môi giới xuất khẩu lao động. Công ty môi giới XKLĐ phải đưa bản hợp đồng cho bạn ký ít ra 5 ngày trước ngày xuất cảnh.
2. Trước khi ký kết hợp đồng bạn cần dành thời giờ để đọc kỹ các nội dung liên quan đến tên và địa chỉ của chủ sử dụng lao động nước ngoài, công việc, thời gian lao động, lương căn bản, lương phụ trội, điều kiện sinh hoạt, chi phí… và so sánh chúng với các thông báo tuyển dụng, hợp đồng cung ứng lao động mà công ty môi giới XKLĐ đã ký với chủ sử dụng lao động nước ngoài. Bạn cần giữ kỹ các bản sao hợp đồng ký với công ty môi giới XKLĐ để dùng khi có tranh chấp.
3. Khi trả bất cứ khoản chi phí nào cho công ty xuất khẩu lao động bạn cần đòi hỏi biên lai, biên nhận. Biên lai, biên nhận phải phản ảnh đúng và đủ các khoản phí bạn đóng cho công ty môi giới XKLĐ. Bạn cần giữ kỹ các biên lai, biên nhận để dùng khi có tranh chấp.
4. Khi có tranh chấp với chủ sử dụng lao động bạn cần gọi điện thoại, gửi thư, email, fax cho công ty môi giới XKLĐ để yêu cầu can thiệp và ghi chép lại nội dung và ngày tháng năm của những trao đổi đó.
5. Bạn cần mang theo trong người các thông tin liên lạc (số điện thoại, fax, email, địa chỉ) của đại diện công ty môi giới XKLĐ, Đại sứ quán Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ để dùng khi cần sự giúp đỡ nơi xứ lạ quê người.
Công ty xuất khẩu lao động nhật bản ở Hồ Chí Minh
Xuất khẩu lao động là gì?
Xuất khẩu lao động được hiểu là việc đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (gọi tắt là XKLĐ) . Đây là một hoạt động kinh tế – xã hội của Nhà nước nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động,tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang Nhật
Xác định Nhật Bản là một trong những thị trường XKLĐ trọng điểm nên Việt Nam đã tích cực khai thác thị trường này. Bắt đầu từ năm 1992 chúng ta đã gửi Tu Nghiệp Sinh (TNS) sang Nhật Bản và từ đó đến nay đã có hơn 40.000 TNS sang học tập và làm việc tại các công ty của Nhật Bản. Hiện nay số TNS tại Nhật là 10.000 người, TTS là 6.740 người. Năm 2008 số lượng lao động Việt Nam sang Nhật chỉ tăng 5%, và 6 tháng đầu năm 2009 giảm 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trên thực tế, chi phí thực tế người lao động phải bỏ ra để sang Đài Loan vào khoảng 6000-7000 USD, đi Nhật Bản khoảng 90 triệu đồng, chưa kể khoản thế chấp… có khi lên tới 150-200 triệu đồng. Người ta tính rằng nếu làm đúng quy định chi phí đi Đài Loan chỉ khoảng 3000-4000 USD, Nhật Bản khoảng 4000-5000 USD. Với việc XKLĐ chui, bất hợp pháp.
Bạn muốn đi Nhật lao động và phân vân với những thông tin trên mạng internet. Đừng lo lắng ! Chúng tôi là công ty XKLĐ Nhật Bản uy tín có chi nhánh trên cả 3 miền. Hãy nhấc máy và gọi số Hotline: 0981.778.776 để được tư vấn đơn hàng thích hợp nhé !
【ĐẢM BẢO KHÔNG MÔI GIỚI – PHÍ THẤP – BAY NHANH】
Công ty xuất khẩu lao động nhật bản uy tín ! Click xem ngay danh sách đơn hàng XKLD ở Hồ Chí Minh tại đây !
>>> Xem thêm: Video Bài thi thực hành tay nghề hàn của thực tập sinh