Tìm việc
+400K

Lượt truy cập / Tuần

+200K

Nhà tuyển dụng

+3000K

Đơn hàng

10

Quốc gia

Xuất khẩu lao động nhật bản tại Lâm Đồng

Xuất khẩu lao động nhật bản tại Lâm Đồng
10.0 trên 10 được 7 bình chọn


Kỹ năng xử lý khi sảy ra động đất tại Nhật Bản

Theo Bộ Xây dựng Nhật Bản (nay là Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch – MLIT) mỗi năm Nhật bản có 126.000 trận động đất. Tính ra trung bình cứ 4 phút có một trận động đất. Và Gần đây nhất là trận động đất ở khu vực Kumamoto phía nam Nhật Bản ngày 14 tháng 4, 2016 có cường độ 7,0, đã cướp đi 40 mạng sống. Đây cũng là một trận động đất lớn, nhưng số người thiệt mạng rất thấp. Tại sao động đất Nhật Bản lại có thiệt hại về con người ít như vậy? là vì ngay từ nhỏ con người nhật bản đã được đào tạo các kỹ năng xử lý khi có động đất sảy ra.

Dưới đây là 1 số kỹ năng xử lý khi sảy ra động đất:

1. Nếu đang ở trong nhà

Hãy giữ bình tĩnh, đừng hoảng loạn. Hãy cố gắng kiểm soát bản thân và vận dụng những kiến thức về động đất. Xác định nơi an toàn nhất trong căn phòng rồi di chuyển về phía đó. Hãy tìm những chiếc bàn lớn, kiên cố hoặc những chiếc tủ cố định chắc chắn trên tường, quyết định nhanh chóng nơi bạn sẽ ẩn nấp. Cúi khom cơ thể khi di chuyển về hướng đó, lấy tay ôm chặt đầu và luôn cảnh giác với những vật thể đang chuyển động hoặc đang rơi. Ở yên trong nhà cho đến khi cơn dư chấn qua đi.

2. Nếu ở ngoài trời

Hãy chạy đến nơi thông thoáng. Bạn đang ở dưới hiên nhà hoặc mái vòm, lập tức rời khỏi đó. Thấy dây điện phía trên đầu, hãy tránh xa chúng. Đồng thời tránh xa các tòa nhà và các công trình xây dựng khác. Hãy cố gắng chạy nhanh nhất có thể. Mặt đất sẽ rung chuyển dữ dội khiến bạn không thể đứng vững. Đừng hoảng loạn, hãy nhanh chóng quyết định nơi bạn cần chạy đến và lập tức di chuyển.

3. Nếu ngồi trong một chiếc xe đang di chuyển

Hãy giảm tốc độ. Lái xe đến nơi thông thoáng, tránh xa các tòa nhà, cây cối, cầu vượt hoặc dây điện rồi ở yên trong xe. Bạn cũng có thể dừng xe lại, nấp dưới ghế ngồi hoặc ra khỏi xe rồi nấp bên cạnh xe.

4. Nếu đang ở trong bếp

Đang nấu ăn, hãy lập tức tắt bếp, ngồi sát vô một bức tường và lấy tay ôm chặt đầu.

5. Nếu bạn đang ở giữa một đám đông trong nhà

Hãy đứng yên tại chỗ. Đừng vội vàng chạy đến các lối ra. Di chuyển ra khỏi các kệ, tủ hoặc giá sách trên cao chứa các vật thể có thể rơi xuống. Hãy cầm lấy một vật nào đó để che đầu và mặt khỏi những vật đang rơi cũng như các mảnh vỡ. Nhớ tránh xa nguồn điện bởi điện có thể rò ra ngoài. Tuyệt đối không sử dụng thang máy.

6. Nếu bạn bị mắc kẹt trong đống đổ nát

Không đốt lửa để tránh trường hợp thiếu ôxy. Không di chuyển hoặc làm bụi bay lên. Dùng khăn tay hoặc quần áo che miệng lại. Hãy hô vào ống nước hoặc vào tường để cứu hộ có thể xác định vị trí của bạn. Sử dụng còi nếu có sẵn. La hét là biện pháp cuối cùng nhưng đừng quá cố sức vì làm như vậy không những hít phải khói bụi nguy hiểm mà còn khiến bạn mau chóng kiệt sức.

7. Không nấp dưới gầm giường

Khoảng không gian hạn chế dưới gầm giường sẽ bị thu hẹp hơn nữa nếu trần nhà sụp xuống. Nếu động đất xảy ra khi bạn đang nằm trên giường, hãy lập tức rời khỏi giường và tìm chỗ ẩn nấp an toàn như hướng dẫn ở trên.

8. Tránh xa cầu thang

Cầu thang là cái bẫy chết người trong một trận động đất nếu tòa nhà sụp xuống trên đầu bạn. Đông người di chuyển cũng làm tăng nguy cơ cầu thang bị sập. Tuyệt đối không đứng trên cầu thang hoặc núp dưới nó khi động đất xảy ra.

9. Đừng đứng dưới khung cửa

Nhiều người cho rằng nên đứng dưới khung cửa khi động đất xảy ra để tận dụng lợi thế của các đinh tán mà cố định cửa vào tường xung quanh. Nhưng thực tế khi bạn đang đứng dưới khung cửa và nó đổ xuống phía trước hoặc phía sau, bạn vẫn bị đè bẹp bởi trần nhà. Nếu khung cửa đổ xuống theo chiều ngang còn nguy hiểm hơn nữa.

10. Tránh xa cửa sổ

Cửa sổ có vẻ là lối thoát lý tưởng trong trường hợp cấp bách, nhưng thực tế nó ẩn chứa nhiều nguy hiểm khi cơn địa chấn xảy ra. Mặt đất rung chuyển sẽ làm kính cửa sổ rơi vỡ thành những mảnh nhọn có thể gây chết người nếu chúng rớt trúng bạn hoặc bạn ngã vào đống đổ nát đó.

Video kỹ năng xử lý động đất


Tư vấn xuất khẩu lao động đi Nhật Bản

Trước khi đi xuất khẩu lao động, bạn có rất nhiều thắc mắc và mối quan tâm cần được các công ty, tổ chức chuyên về xuất khẩu lao động tư vấn. Sau đây là một số lời tư vấn xuất khẩu lao động bổ ích giúp những lao động trẻ có thêm kinh nhiệm và không bị bỡ ngỡ khi lần đầu tiên ra làm việc tại nước ngoài. Về hồ sơ đi xuất khẩu lao động

Mỗi một công ty, tổ chứng và nơi tiếp nhận lao động có một yêu cầu riêng cho hồ sơ xin đi xuất khẩu lao động. Nhưng về cơ bản, hồ sơ xuất khẩu lao động bao gồm những giấy tờ sau:

– Hộ chiếu gốc và 3 bản hộ chiếu photo. Ký vào hộ chiếu gốc rồi mới photo.

– Sơ yếu lí lịch có xác nhận của địa phương (02 bản).

– Giấy khai sinh bản sao (03 bản).

– Chứng minh thư nhân dân photo công chứng (02 bản).

– Sổ hộ khẩu photo (02 bản).

– Giấy uỷ quyền theo mẫu của công ty (03 bản).

– Bằng cấp 2 hoặc cấp 3 photo công chứng (02 bản).

– Ảnh thẻ 4×6 ( nền trắng ) chụp mặt to rõ ràng 30 cái.

– Bằng nghề photo công chứng (nếu có).


Xuất khẩu lao động nhật bản

Độ tuổi lao động Việt Nam được đi xuất khẩu lao động

– Xây dựng. Nam tuổi từ 20 – 28 là nhiều nhất tuổi, 32 tuổi cũng có thể được tuyển nếu có kinh nghiệm và tay nghề cao.

– Nông nghiệp. Nam/Nữ tuổi từ 19 – 32 (đây là nghành thích hợp với độ tuổi cao).

– May. Nữ tuổi từ 19 – 30, nhiều đơn lấy từ 18 – 36 (thi tuyển tay nghề – tay nghề cao là lợi thế).

– Điện tử. Nữ lấy tuổi khá trẻ từ 19 – 26 (có kỹ năng, khéo léo, nhanh nhẹn là lợi thế).

– Cơ khí. Có biên độ rộng và thường thì mỗi xí nghiệp có một lựa chọn và tiêu chí tuyển riêng, nhưng thông thường độ tuổi được tuyển là từ 19 – 30.

– Thực phẩm. Nghành này thường không quan trọng về tuổi (phổ biến là từ 18 – 32), khéo léo, gọn gàng là tiêu chí tuyển.

Trên đây là chia sẻ cơ bản về độ tuổi lao động ở Việt Nam và độ tuổi phù hợp để đăng ký xuất khẩu lao động. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho lao động Việt Nam đang tìm kiếm việc làm qua con đường xuất khẩu lao động.

Các thủ tục cần thiết để đi xuất khẩu lao động nhật bản

– Sơ yếu lý lịch tu nghiệp sinh (có xác nhận xã/phường): 02 bản.
– Chứng minh nhân dân; Hộ khẩu và Giấy khai sinh (bản sao chứng thực): số lượng mỗi bản là 02 bản.
– Bằng tốt nghiệp cấp 3 và bằng tốt nghiệp trung cấp; cao đẳng; đại học (nếu có) (bản sao có chứng thực): số lượng 02 bản (yêu cầu trình độ văn hóa phải tốt nghiệp lớp 12 trở lên).
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (có xác nhận của xã/phường, số lượng 01 bản); bản sao có chứng thực đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn), số lượng 01 bản.
– Giấy xác nhận nhân sự có dán ảnh do công an xã/ phường cấp: số lượng 01 bản.
– Đơn tự nguyện xin thực tập kỹ năng có thời hạn tại Nhật Bản: số lượng 01 bản, theo mẫu công ty.
– Phiếu đăng ký dự tuyển – Khai Form (khai tại công ty sau khi nộp đầy đủ hồ sơ cá nhân).
– Giấy khám sức khỏe (hợp lệ theo quy định của Bộ y tế). Cán bộ tuyển dung Công ty sẽ hướng dẫn TTS về địa điểm khám sức khỏe: số lượng 02 bản.
– Ảnh: 12 ảnh 3*4; 12 ảnh 4*6; 12 ảnh 3,5*4,5 (ảnh TTS mặc áo sơ mi trắng, phông nền trắng). (Có thể chụp tại công ty)

Một số điều mà bạn nên lưu ý:

+ Hộ chiếu >>> Đây là thứ đặc biệt quan trọng và bạn phải luôn kè kè bên người. Không được để mất.
+ Ảnh thẻ : Chụp ảnh thẻ bên Nhật khoảng 700 yên, không hề rẻ vì thế bạn nên mang theo khoảng vài chục tấm ảnh 3×4, 4×6 để dùng dần trong 3 năm ở Nhật nhé.
+ Quần áo : Thường các bạn thực tập sinh sẽ sang Nhật vào tháng 4 và tháng 10. Thời tiết khá là lạnh nên bạn hãy mang theo một chiếc áo ấm (loại mặc mùa đông).

Xem Ngay: 【ĐƠN HÀNG MỚI NHẤT】Xuất khẩu lao động nhật bản tại Lâm Đồng

Tuyển lao động xuất khẩu Nhật Bản tại Lâm Đồng – Xuất khẩu lao động nhật bản tại Hà Nội và HCM ! Hotline: 0981.778.776


Những điều nên biết trước khi sang Nhật lao động

Văn hóa, tập quán, thói quen, tín ngưỡng, tôn giáo…. là một trong số những điều mà người lao động, thực tập sinh nên biết trước khi sang Nhật lao động.

Nhiều người biết đến văn hóa nhật với những nếp sống kỷ luật, ẩm thực độc đáo hay các địa chỉ du lịch nổi tiếng, nhưng khi đến sinh sống hay học tập tại đây người ngoại quốc vẫn không tránh khỏi những cú sốc

Vậy bạn cần phải biết những gì khi lao động xuất khẩu tại nhật

Lễ cúi chào là một hình thức quan trọng của lời chào và xin lỗi trong xã hội Nhật Bản. Từ khi vào trường tiểu học, người Nhật phải học cách tôn trọng người lớn tuổi và học cúi chào như là một phần của sự tôn trọng người khác. Đối với bạn bè thì bạn cần cúi đầu góc 30 độ. Đối với ông chủ của bạn tại nơi làm việc và người lớn tuổi, bạn sẽ phải cúi sâu hơn ở một góc khoảng 70 độ. Ngôn ngữ lịch sự phổ biến nhất là khi bạn nói chuyện cùng một người lớn tuổi hơn, bạn luôn nhớ phải thêm từ “san” sau khi giới thiệu tên của bạn. Điều này là một phép kính cẩn trong giao tiếp của người Nhật.

Nếu đi làm tại Nhật, có thể bạn phải ở lại tới 9-10 giờ tối. Tôi biết có mấy người được tuyển sang một công ty phần mềm lớn tại Nhật, đi máy bay trong đêm tới nơi là lúc sáng sớm, tưởng được nghỉ ngơi ai dè được đưa thẳng tới công ty làm việc tới 10 giờ đêm như thể chẳng có gì lớn lao. Khá “sốc” đấy chứ. Nước Nhật là như thế, làm việc quần quật ngày đêm. Nhưng không phải công ty nào cũng vậy, hãy chọn công ty nào phù hợp với bạn. Tôi vẫn đi làm đến 5 giờ là đi về rồi, mà chẳng ai yêu cầu ở lại. Nhiều khi tôi còn làm tại nhà để đỡ tốn tiền cơm trưa. Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới (sempai – kouhai) căng thẳng, phức tạp.

Có thể bạn đi làm thêm ở đâu đó và bị người chủ tiệm hay người quản lý chửi mắng, đe dọa. Chuyện này thì nước nào cũng có, ở Nhật có khi còn ít hơn. Tuy nhiên, vấn đề là người ta hay lấy xuất thân (đất nước của bạn) ra để sỉ nhục bạn, nên làm bạn ức chế hơn là người Việt Nam chửi mắng bạn. Cách giải quyết thì dễ: Đừng sợ gì cả. Vì ở Nhật mọi người phải tuân thủ luật pháp, họ chửi thế thôi chứ không ai dám đánh bạn. Ai đánh bạn là bạn có quyền kêu cảnh sát tới liền. Vì thế mà ở Nhật hầu như chẳng ai đánh nhau, họ có thể to tiếng và lao tới như sắp có trận long trời lở đất, nhưng sau đó lại dừng lại và không động tới nhau. Bạn mà đánh trước là phiền to đấy.

Học cách sử dụng đũa của người Nhật

Bạn cần phải sử dụng đũa khi ăn uống trong các nhà hàng Nhật Bản. Người Nhật Bản nghĩ rằng điều này là rất khó đối với người phương Tây khi sử dụng đũa. Và họ rất ngạc nhiên khi họ nhìn thấy một người nước ngoài có thể sử dụng đũa.

Sốc văn hóa ngược

Đó là khi bạn trở về cố quốc của mình và thấy mình không thích ứng được. Mọi thứ thật bẩn thỉu, không khí ô nhiễm, luôn kẹt xe, nước lụt dâng khắp nơi, ý thức người dân quá kém, công việc ở đâu cũng trì trệ, v.v… Kể ra hết thì cũng đứt hơi. Bạn không thích ứng được và cảm thấy chán nản toàn tập. Sẽ không có cửa hàng tiện lợi, mà nếu có cũng không tiện lợi lắm. Không tàu điện mà phải chen chúc lúc kẹt xe, tha hồ hít khói bụi. Đôi giày đẹp của bạn sẽ bị dính nước bẩn. Ai cũng có thể làm phiền bạn mà chẳng buồn xin phép. Không ở đâu xếp hàng mà phải chen lấn xô đẩy. Bạn thấy mình không thích ứng được và cảm thấy tuyệt vọng. Đây chính là “Sốc văn hóa ngược“. Nhưng rồi bạn vẫn quen, và vẫn sống tốt. Nhiều người cứ hù dọa tôi về các vấn đề như an ninh, trộm cướp, con người,… nhưng tôi thấy không có vấn đề gì lớn.

Mỗi đất nước lại có một phong tục trình tự văn hóa khác nhau. Người Nhật không muốn làm xáo trộn trật tự và hòa hợp của đất nước mình. Cho nên những điều làm xáo trộn trật tự ở nước ngoài có thể làm được nhưng tại Nhật Bản thì những việc làm đó là không nên. Ví dụ, nói chuyện điện thoại di động bên trong một xe lửa hoặc xe buýt, hỉ mũi của bạn ở trước mặt người khác, ăn thức ăn trong khi đi lại được coi là cách cư xử xấu và thiếu lịch sự ở Nhật Bản.

Thủ tục và điều kiện tham gia XKLĐ Nhật lần 2

Thủ tục, hồ sơ đăng kí tham gia

Chứng nhận hoàn thành khoá thực tập kỹ năng của Nghiệp đoàn, của JITCO.

Form tiến cử trình cục xuất nhập cảnh Nhật Bản lần 1 
Sơ yếu lý lịch (履歴書 JITCO 書式 10-2) do công ty XKLĐ lập để gửi cục xuất nhập cảnh Nhật Bản khi xin Tư cách lưu trú: có thể nhờ công ty XKLĐ hoặc Nghiệp đoàn cung cấp.

Bằng cấp được khai trong Sơ yếu lý lịch trên: chú ý có nhiều công ty XKLĐ không khai đúng theo hồ sơ thực tế của thực tập sinh.
Mặt Visa được cấp với tư cách thực tập sinh kỹ năng.
Chứng minh thư nhân dân photo công chứng ( 2 bản )
Giấy khai sinh photo công chứng ( 2 bản )
Sổ hộ khẩu photo công chứng (2 bản)
Sơ yếu lý lịch có đóng dấu của địa phương (2 bản)

Hiện nay, Nhật Bản còn có các đơn hàng gia hạn hợp đồng lên tới 5 năm rất thích hợp cho những bạn có ý định đi làm tại Nhật lâu dài. Bạn có thể tham khảo một số đơn hàng ngành nghề HOT khác trong tháng 07 tại TTC Việt Nam

Để được tư vấn cụ thể về chi phí, lương, điều kiện tham gia các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật? Hãy NHẬP SỐ ĐIỆN THOẠI và yêu cầu gọi lại để được cán bộ tư vấn của chúng tôi liên lạc hỗ trợ.

Một số câu hỏi

Thời hạn Hợp đồng:

+ 2 năm đối với TTS về nước trong vòng 1 năm.
+ 3 năm đối với TTS về trước trên 1 năm.

Tư cách quay lại Nhật?

Vẫn là Thực tập sinh kỹ năng, phải thông qua cơ quan phái cử ở Việt Nam và Nghiệp đoàn quản lý tại Nhật, không được bảo lãnh người thân, tự chuyển đổi công việc, tư cách lưu trú,… chỉ khác nhau ở mức lương.
Chế độ đãi ngộ:

Mức lương khởi điểm ngang bằng với mức lương của nhân viên chính thức có thu nhập thấp nhất trong Công ty (cao hơn mức lương tối thiểu, khoảng 22~25man, tùy Công ty).

Bạn có thể tự nộp hồ sơ để đi Nhật lần 2 không?

Bất kể bạn đi Nhật lần 2 theo diện thực tập sinh đều phải thông qua công ty phái cửa từ phía Việt Nam và nghiệp đoàn hoặc xí nghiệp tiếp nhận.

Khi bạn đi Nhật lần 2 sẽ không được phép bảo lãnh người thân, sau khi hết hợp đồng tối đa là 3 năm sẽ phải về nước.

Xuất khẩu lao động nhật bản tại Lâm Đồng

Xuất khẩu lao động là gì?

Xuất khẩu lao động được hiểu là việc đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (gọi tắt là XKLĐ) . Đây là một hoạt động kinh tế – xã hội của Nhà nước nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động,tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.

Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang Nhật

Xác định Nhật Bản là một trong những thị trường XKLĐ trọng điểm nên Việt Nam đã tích cực khai thác thị trường này. Bắt đầu từ năm 1992 chúng ta đã gửi Tu Nghiệp Sinh (TNS) sang Nhật Bản và từ đó đến nay đã có hơn 40.000 TNS sang học tập và làm việc tại các công ty của Nhật Bản. Hiện nay số TNS tại Nhật là 10.000 người, TTS là 6.740 người. Năm 2008 số lượng lao động Việt Nam sang Nhật chỉ tăng 5%, và 6 tháng đầu năm 2009 giảm 13,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trên thực tế, chi phí thực tế người lao động phải bỏ ra để sang Đài Loan vào khoảng 6000-7000 USD, đi Nhật Bản khoảng 90 triệu đồng, chưa kể khoản thế chấp… có khi lên tới 150-200 triệu đồng. Người ta tính rằng nếu làm đúng quy định chi phí đi Đài Loan chỉ khoảng 3000-4000 USD, Nhật Bản khoảng 4000-5000 USD. Với việc XKLĐ chui, bất hợp pháp.

Bạn muốn đi Nhật lao động và phân vân với những thông tin trên mạng internet. Đừng lo lắng ! Chúng tôi là công ty XKLĐ Nhật Bản uy tín có chi nhánh trên cả 3 miền. Hãy nhấc máy và gọi số Hotline: 0981.778.776 để được tư vấn đơn hàng thích hợp nhé !

【ĐẢM BẢO KHÔNG MÔI GIỚI – PHÍ THẤP – BAY NHANH】

Xuất khẩu lao động nhật bản uy tín ! Click xem ngay danh sách đơn hàng XKLD tại Lâm Đồng tại đây !

>>> Xem thêm: Video Bài thi thực hành tay nghề hàn của thực tập sinh

 



Thực tập sinh là gì? Vì sao XKLĐ Nhật Bản gọi là thực tập sinh kỹ năng

Không như các thị trường lao động ngoài nước khác, chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản có nhiều chuẩn mực riêng nhưng nó vẫn giữ bản chất là chương trình xuất khẩu lao động. Bởi, hầu hết người lao động tham gia đều với mục đích tìm kiếm thu nhập tốt hơn so với làm việc ở trong nước. Nhưng không thể loại bỏ một bộ phận không nhỏ tham gia với mục đích chính là để rèn thêm tiếng Nhật, học hỏi kinh nghiệm làm việc và văn hóa lao động từ Nhật Bản.

1. Tầm nhìn chương trình thực tập sinh Nhật Bản

Thực tập sinh là gì? Thực tập sinh kỹ năng là gì?

Hiểu đúng về chương trình thực tập sinh Nhật Bản là chương trình giúp tu nghiệp sinh sử dụng những kỹ năng mà mình được học tập và thành thạo để áp dụng vào công việc thực tế tại Nhật Bản với mối quan hệ chủ – thợ.

Thời gian thực tập: Tổng thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ năng không quá 3 năm. Thời gian tu nghiệp dưới 6 tháng sẽ không được tham gia thực tập kỹ năng.

Nơi làm việc: Nhà máy, xí nghiệp đã trải qua tu nghiệp

Tư cách lưu trú: Chuyển từ tư cách “Tu nghiệp” sang “Hoạt động chỉ định đặc biệt”.

Chương trình Thực tập sinh Nhật Bản ra đời với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế và công nghiệp thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức về các lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản cho các nước đang phát triển.

2. Sứ mệnh chế độ thực tập sinh Nhật Bản

Sứ mệnh của chương trình Thực tập sinh kỹ năng là giúp cho các doanh nghiệp Nhật Bản thúc đẩy sự năng động hoá, quốc tế hoá trong hoạt động sản xuất của mình đồng thời hỗ trợ tạo cơ hội cho người lao động Việt Nam.

Sau khi kết thúc thời gian học tập và làm việc tại các nghiệp đoàn, công ty, xí nghiệp tiếp nhận của Nhật Bản thực tập sinh sẽ trở về nước và sử dụng những kỹ thuật, kỹ năng làm việc, khoa học kĩ thuật, công nghệ sản xuất đã được học trong thời gian tu nghiệp để áp dụng vào công việc và cuộc sống của TTS khi trở về nước, giúp cho nền công nghiệp của đất nước mình được phát triển.

Thực tế là cơ hội việc làm của các bạn sau khi về nước là rất cao vì nhu cầu tuyển dụng thực tập sinh Nhật Bản về nước làm việc đăng tăng mạnh. Đọc ngay bài viết này để có được những thông tin quan trọng về cơ hội việc làm sau khi kết thúc hợp đồng lao động tại Nhật nhé!

Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng thực tập sinh nước ngoài vào Nhật Bản liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 80.000 người vào làm việc với tư cách thực tập sinh từ các quốc gia như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Philippin …

Đã có 15 quốc gia tham gia chương trình phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc với số lượng thường xuyên, Việt Nam chính thức tham gia ký kết thoả thuận hợp tác vào 25/09/1992.

Hiện đang có khoảng hơn 20.000 thực tập sinh Việt Nam đang làm việc ở Nhật, với vị trí thứ 2 sau Trung Quốc về số lượng phái cử, thực tập sinh Việt Nam đang được đánh giá cao hơn so với các nước trong khu vực về sự cần cù chịu khó, đức tính ham học hỏi, thích nghi nhanh với công việc.

Thực tập sinh Việt Nam có mặt trên nhiều tỉnh của Nhật Bản, nhưng tập trung chủ yếu tại các vùng như Gifu, Kanto, Ai-chi, Kansai, Hiroshima, Kyushu… Số lượng thực tập sinh Việt Nam đang được đánh giá cao về năng lực làm việc từ các chủ sử dụng lao động, do vậy số lượng Thực tập sinh sang Nhật Bản có thể nói tăng dần theo theo từng năm.

Những vấn đề PHẢI BIẾT khi đi XKLĐ Nhật Bản

Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản rất dễ gặp lừa đảo

Nhật Bản là thị trường tiếp nhận lao động rất khó tính, khắt khe trong việc tuyển chọn, đào tạo. Trong khi đó người lao động thường nhận thức kém, muốn đi nhanh, phí rẻ, và hay nhìn vào trước mắt nên rất dễ bị các cá nhân hoặc tổ chức lừa đảo dụ dỗ. Trong phần này chúng tôi phân tích cụ thể để người lao động hiểu họ thường bị lừa do đâu?

Không thích lao động Việt Nam nhưng Nhật Bản vẫn chỉ chọn lao động Việt

Xí nghiệp Nhật thường không thích lao động Việt vì nhiều lý do như: ăn cắp vặt, bỏ trốn, làm thì khôn lỏi, lười nhác,…, nhưng chỉ có nguồn lao động Việt Nam mới đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của họ. Phần này, chúng tôi phân tích qua về vấn đề “dù không thích – Nhật Bản vẫn phải chọn lao động Việt Nam”. 

Xuất khẩu lao động Nhật Bản có rủi ro thấp nhất khi nhập cảnh làm việc

Thu nhập người lao động tại Nhật Bản là cao nhất so với 4 thị trường truyền thống của lao động nước ta
Công việc ổn định và chế độ phúc lợi tốt. Người lao động được đảm bảo về ăn ở, sinh hoạt và bảo hiểm
Hiếm thị trường xuất khẩu lao động nào chuẩn được như Nhật Bản, sau khi về nước người lao động vẫn được hoàn trả một số tiền bảo hiểm khá lớn (hơn 100tr sau 3 năm làm việc)
Được nhiều tổ chức quản lý và bảo hộ, nghiệp đoàn là cơ quan quản lý chung cho thực tập sinh trong một khu vực – đảm bảo rất tốt về y tế, sinh hoạt

Được chủ động lựa chọn xí nghiệp và lựa chọn công việc mà cá nhân định hướng

Nhắc đến cụm từ “xuất khẩu lao động” thì ai cũng hiểu rằng đó là công nhân, lao động chân tay cho dù làm ở đâu cũng thế – Nhật Bản hay Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đài Loan….

Tuy nhiên, nhìn chung thì tất cả các thị trường đều tiếp nhận lao động có tính chất khá chung như xây dựng, dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, nông nghiệp,…. Chắc chắn Nhật Bản là nước tiếp nhận lao động đa dạng ngành nghề nhất dành cho lao động Việt Nam. 

Click để xem chi tiết Xuất khẩu lao động nhật bản tại Lâm Đồng !

Những vấn đề PHẢI BIẾT khi đi XKLĐ Nhật Bản

Nhật Bản đang là một trong những thị trường tiếp nhận tốt nhất đối với lao động Việt Nam, phần lớn đối tượng người lao động tham gia là lao động phổ thông, nghèo khó, nhận thức còn hạn chế.

Chính vì sự thiếu hiểu biết về chương trình nên rất dễ dẫn đến những quyết định sai lầm khi lựa chọn công ty môi giới, đi theo sự chỉ dẫn của “cò mồi” để dẫn đến chi phí đội lên cao hơn nhiều so với chi phí thực tế, tiền mất tật mang và dù bỏ rất nhiều thời gian nhưng vẫn không thể đi được.

Dưới đây chúng tôi tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất mà người lao động phải nắm được khi bắt đầu tham gia. Chắc chắn người lao động sẽ có cái nhìn rõ nhất đối với thị trường Nhật Bản, hoàn toàn có thể định hướng cho bản thân hoặc những người xung quanh.

XKLĐ đi Nhật Bản và chương trình Thực tập sinh kỹ năng là một

Nhật Bản tiếp nhận nguồn lao động Việt Nam qua hai hình thức chủ yếu: visa thực tập sinh dành cho lao động phổ thông (bao gồm cả lao động có tay nghề, bằng nghề phổ thông từ cao đăng trở xuống như: may, hàn, xây dựng, mộc, …).

Loại visa lao động thứ 2 là visa kỹ thuật viên dành cho kỹ sư tốt nghiệp tại các trường Đại học ở VN và thường yêu cầu năng lực tiếng.

Đối với chương trình thực tập sinh, người lao động được trợ cấp tháng đầu và nhận lương cơ bản các tháng về sau theo hợp đồng lao động giữa người lao động và xí nghiệp tiếp nhận ký tại Việt Nam.

Tiền thân của chương trình Thực tập sinh là chương trình Tu nghiệp sinh

Trước đây, Việt – Nhật có ký kết chương trình hợp tác đào tạo đưa tu nghiệp sinh sang Nhật với mục đích hỗ trợ đào tạo nguồn lao động tay nghề cao Việt Nam để sau 3 năm người lao động Việt Nam về xây dựng đất nước.

Bởi vậy chương trình này có quy trình tuyển chọn rất khắt khe yêu cầu cao về tiếng Nhật và chịu quy định nghiêm ngặt khi làm việc tại Nhật.

Kể từ năm 2009, do thiếu hụt lao động Nhật Bản đã tiếp nhận nhiều lao động hơn, đặc biệt là lao động phổ thông, theo đó các quy định về lương, làm thêm cũng được mở rộng, đem lại thu nhập rất cao cho người lao động, visa tu nghiệp sinh chuyển đổi thành thực tập sinh kỹ năng.

Qua đó thời gian thực tập (học việc) rút ngắn từ 1-2 năm xuống còn 1-3 tháng.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì ? Một số tên gọi bạn cần biết liên quan đến XKLĐ Nhật Bản

Xuất khẩu lao động là hình thức đưa người lao động làm việc tại nước ngoài theo chương trình hợp tác giữa 2 quốc gia, với đơn vị chủ quản là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và các công ty phái cử có chức năng đưa người lao động sang nước ngoài làm việc được gọi là công ty phái cử.

Để sang nước ngoài làm việc hợp pháp người lao động nhất định phải thông qua một trong hai đơn vị quản lý là Bộ LĐTB&XH hoặc công ty phái cử mới được coi là đi xuất khẩu lao động hợp pháp

Tổ chức thi tuyển thành công 6 đơn hàng tại trung tâm đào tạo TTC

Có một số từ và tên gọi trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Nhật Bản bạn nên biết:
XKLĐ (XKLD): xuất khẩu lao động
LĐTBXH (LĐTB&XH, LĐ-TB-XH): lao động thương binh xã hội
TTS: thực tập sinh
TNS: tu nghiệp sinh
TTSKN: thực tập sinh kỹ năng
DN: doanh nghiệp
NLĐ: người lao động
XNC: xuất nhập cảnh
Phái cử: là các công ty xuất khẩu lao động được Bộ LĐTB&XH cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động sang nước ngoài làm việc.
Nghiệp đoàn: là đơn vị quản lý thực tập sinh ở Nhật Bản, nghiệp đoàn tương đương với phái cử ở Việt Nam.

BẠN CÓ NHU CẦU XKLĐ NHẬT BẢN?

Xem chi tiết: Xuất khẩu lao động nhật bản tại Lâm Đồng 

CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN UY TÍN

HOTLINE CÁN BỘ TƯ VẤN

Mr Cường: 0981 778 776

Ms Huyền: 0948 789 234

Mr thắng : 0966 295 234

Trụ sở chính: 306/9 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Liên tục tuyển lao động nam/nữ đi XKLĐ không qua môi giới. Chúng tôi hướng dẫn người lao động thủ tục, quy trình, vay vốn và hỗ trợ trực tiếp tại các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An,Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình,…; Đà Nẵng – Miền trung; Tp Hồ Chí Minh – tphcm (Sài Gòn) – các tỉnh miền Nam Các đơn hàng XKLĐ tập trung tại các tỉnh Nhật Bản: Tokyo, Osaka, Hokkaido – Sapporo, Chiba, Saitama, Fukui, Fukuoka, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Kyoto, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Okayama…

Tư vấn miễn phí Xuất khẩu lao động nhật bản ! Click ngay chờ chi !

Video: Những lưu ý mà những ai sắp và đang ở Nhật CẦN PHẢI BIẾT !


Chia sẻ kinh nghiệm XKLĐ Nhật Bản tại Lâm Đồng

Quy trình tham gia đi lao động tại Nhật Bản

Một số quy trình trước khi tham gia vào chương trình xuất khẩu lao động Nhật

– Trước hết, với bạn nào có nhu cầu đi lao động bên Nhật Bản. Việc đầu tiên các bạn cần tìm hiểu là công ty môi giới có uy tín trên thị trường hay không? Bằng cách bạn có thể đến trực tiếp công ty, gặp nhân viên tư vấn để thăm và nghe họ giới thiệu về công ty, giới thiệu về các đơn hàng sắp tới. Trong các đơn hàng đó, bạn có thể lựa chọn một công việc phù hợp nhất đối với bản thân mình.

– Khám sức khỏe sàng lọc trước thi tuyển: Người Nhật rất đề cao vấn đề sức khỏe. Nên tất cả ai muốn đi chương trình này thì phải khám sức khỏe. Đủ điều kiện sẽ được tham gia vào thi tuyển đơn hàng.

– Khi trúng tuyển đơn hàng: Các công ty môi giới xuất khẩu lao động mới được phép thu tiền của thực tập sinh, như đã được ký kết hợp đồng lao động và người lao động đã được phía Nhật Bản cấp tư cách lưu trú làm việc.

Các chi phí mà người lao động phải trả khi tham gia đơn hàng

– Tiền khám sức khỏe tổng thể: Tại công ty môi giới bạn thi tuyển, sẽ yêu cầu bạn đến khám sức khỏe tại bệnh viện mà được bộ lao động cấp phép, khoảng 700.000đ.

– Tiền dịch vụ: Theo quy định của bộ lao động xuất nhập cảnh quản lý trong và ngoài nước. Phí mà người lao động phải trả cho công ty theo quy định: Tổng phí dịch vụ không được quá 1 tháng tiền lương cho hợp đồng lao động 1 năm. Như vậy nếu đi 3 năm thì tổng mức phí dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương .

– Học tiếng Nhật: Đối với người lao động, nhà tuyển dụng Nhật bản yêu cầu người lao động nước ngoài phải có ít nhất 150 giờ học tiếng Nhật hoặc đã có chứng chỉ từ N5 trở lên. Bạn nào đã có chứng chỉ tiếng Nhật thì không cần khoản này nữa.

– Đào tạo tay nghề (nếu có): Một số đơn hàng, có sự đòi hỏi tay nghề người lao động. Vậy với những đơn hàng có yêu cầu thì công ty sẽ tổ chức đào tạo để người lao động có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp Nhật. Các chi phí đo tạo của các đơn hàng sẽ có sự khác nhau với đặc thù các đơn hàng là khác nhau.

Để hiểu rõ hơn cả hai chương trình, các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản kèm theo chi phí cụ thể của chương trình, bạn có thể liện hệ trực tiếp đến bộ phận tuyển dụng để được tư vấn rõ hơn.

MIỄN PHÍ TƯ VẤN Xuất khẩu lao động nhật bản tại Lâm Đồng 

Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín. Tuyển gấp Nam Nữ làm việc cho tập đoàn nổi tiếng toàn cầu.

Thu nhập > 30 triệu/tháng. Tích lũy 500 triệu/3 năm. Hotline 24/7 : 0981.778.776

Hỗ trợ 24/7
Gọi 0981.778.776 (24/24) hoặc ĐĂNG KÝ để nhận TƯ VẤN TỪ CHÚNG TÔI

Đăng ký tư vấn